-
- Tổng tiền thanh toán:
Cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đúng cách
Tác giả: CÔNG TY TNHH CR VIỆT NAM Ngày đăng: 09/07/2021
Cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đúng cách
Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống là 2 khu vực rất được quan tâm khi xây dựng. Hai khu vực này tưởng chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng lại yêu cầu công năng lớn và mang nặng yếu tố phong thủy. Hãy tham khảo ngay các lưu ý khi thiết kế dưới đây để áp dụng vào nhà bạn.
1. Thiết kế phòng bếp cho nhà ống
Thiết kế nhà bếp không nên để ở khu vực nhìn thẳng ra cửa chính, sẽ gây cho chủ nhân sự phân tâm, không an toàn. Ngoài ra, bếp còn thuộc hành hỏa, đặt trực diện cửa chính sẽ khiến chủ nhân nóng nảy, mất kiểm soát hành động, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không đặt bếp ngược với hướng cửa chính, bởi việc nấu nướng với dòng khí nóng do dòng đối lưu có thể bay ngược ra phòng khách, gây cản trở sinh khí của toàn bộ ngôi nhà.
Không đặt bếp nấu đối diện nhà vệ sinh, sẽ gây nên những mùi tạp uế. Không nên đặt bếp nấu tiếp giáp phòng ngủ, gây hấp thụ nhiệt, nóng, tích tụ mùi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý
Nhà vệ sinh cho nhà ống không nên đặt ở lối vào, không đặt ở trên phòng ngủ, không đặt ở phía trên phòng thờ hay ở phía trên khu bếp nấu ăn hoặc phòng ăn. Nhà vệ sinh nên đặt ở khu vực thuận tiện đi lại, thoáng khí.
Đặc biệt với những gia chủ xây nhà trên các mảnh đất xây bị xéo vạt, thì nên sắp xếp nhà vệ sinh ở khu vực góc thừa của nhà, ở khu vực không được vuông vắn thì để nhà vệ sinh là cách làm cho không gian khác được lấp đầy vừa vặn.
Ngoài ra, đặt nhà vệ sinh ở vị trí sau cùng căn nhà để tránh đối điện các cửa ra vào, cửa phòng bếp, cửa phòng ngủ và nên lắp theo trụ đứng để tiện lắp đặt điện nước hợp lý khi xây dựng lên tầng 2, tầng 3.
Có nên bố trí nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang trong nhà ống không? Sắp xếp nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang là cách bố trí thường thấy ở nhà ống hiện nay. Đây là vị trí trống giúp tận dụng được khoảng không gian để sử dụng làm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, gia chủ chỉ nên sử dụng nhà vệ sinh ở dưới gầm thang để đi vệ sinh hoặc rửa tay, không nên sử dụng chúng làm không gian tắm gội vì dễ gây nên ẩm ướt cho phần sàn. Đặc biệt là không gian chúng quá nhỏ cho việc vệ sinh cá nhân.
3. Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống cần lưu ý những gì?
3.1. Phân tách không gian nhà bếp và nhà vệ sinh độc lập
Thiết kế nhà bếp gần nhà vệ sinh cần lưu ý xây dựng nhà vệ sinh bằng tường kín để không làm ảnh hưởng đến không gian phòng bếp.
Phòng vệ sinh cần có quạt thông để đẩy hết khí bẩn ra ngoài, và có cửa kín để tránh làm không gian khác bị ảnh hưởng. Hãy tách không gian phòng bếp cách xa phòng vệ sinh là cách tốt nhất.
3.2. Không thiết kế cửa nhà vệ sinh và nhà bếp đối diện nhau
Nhà vệ sinh là nơi chưa rất nhiều khí uế, vậy nên cửa nhà vệ sinh không nên đối diện cửa nhà bếp. Bởi điều này vừa sai về mặt phong thủy, vừa không phù hợp với thẩm mỹ, mỹ quan cho phòng bếp và người sử dụng. Bếp vốn mệnh hỏa và nhà vệ sinh vốn mệnh thủy, hai hành này xung khắc với nhau, cho nên nếu thiết kế đối xứng sẽ có tính xung khắc.
3.3 Không bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Trung tâm căn nhà là nơi hứng trọn ánh sáng và năng lượng từ tự nhiên. Vậy nên, không nên thiết kế bếp và nhà vệ sinh ở giữa nhà bởi nhà bếp là nơi có nhiều mùi, gây khó chịu cho các thành viên, đặc biệt bếp thuộc hành hỏa nên dễ dàng "tiêu tán" đi các năng lượng tốt. Nhà vệ sinh lại là nơi ẩm ướt có nhiều vi khuẩn sẽ ảnh hưởng xấu đến không gian chung, ngăn chặn dòng vượng khí chính của căn nhà. Bếp và nhà vệ sinh được thiết kế vào góc trong cùng của ngôi nhà, là góc khuất tốt cho vận hành của cả 2 không gian.
3.4. Không thiết kế cửa chính đối diện và nhìn thẳng vào nhà bếp, nhà vệ sinh
Cửa chính là nơi dón nhận nguồn năng lượng và vượng khí của căn nhà để tỏa đi khắp không gian. Nếu cửa chính diện nhìn thẳng vào nhà vệ sinh sẽ khiến gia đình bạn mất đi yếu tố may mắn. Còn nếu thiết kế phòng bếp nhìn thẳng ra cửa chính sẽ tạo nên thế xấu, ảnh hưởng đến dòng khí tốt lưu thông, cũng như vận may của gia chủ.
3.5. Lưu ý khi thiết kế phòng bếp gần nhà vệ sinh
Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau cho nhà ống cần lưu ý một số yếu tố như sau:
- Đóng cửa nhà vệ sinh nếu không sử dụng: Mang lại thẩm mỹ, ngăn chặn mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình.
- Sử dụng quạt thông gió cho cả 2 không gian: nhà bếp và nhà vệ sinh để hút các bụi bẩn, mùi thức ăn ra ngoài, trả lại khí tươi cho căn nhà.
- Giữ không gian nhà bếp luôn khô ráo, thông thoáng, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ hạn chế ẩm mốc
- Quan tâm đến yếu tố phong thủy, hướng vị trí của từng phòng chức năng. Ngoài ra, gia chủ nên lưu tâm đến vấn đề ánh sáng và màu sắc không gian để mang lại đời sống thoải mái và lý tưởng.
Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống khá đặc thù nên gia chủ cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau để tránh ảnh hưởng đến các nguyên tắc phong thủy cũng như đời sống sinh hoạt. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng không gian sống của mình.